CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Đăng lúc: 03/03/2020 (GMT+7)
100%

I. Chức năng

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng các hoạt động cụ thể như sau:

1. Trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo của        nhà trường.

2. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, liên kết đào tạo các hệ và các loại hình đào tạo.

3. Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa và theo quy định của Nhà trường.

II.  Nhiệm vụ

A. Đào tạo

1. Tham mưu, phối hợp xây dựng chiến lược đào tạo, các quy chế, quy định văn bản của Trường về đào tạo.

2. Chủ trì, tổ chức xây dựng hồ sơ đề án mở ngành đào tạo mới, rà soát, đánh giá, thẩm định và phát triển các chương trình đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch khóa học, biên chế năm học, kế hoạch đào tạo hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt; hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra  các kế hoạch đã được phê duyệt.

4. Quản lý thống nhất toàn bộ kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình, kế hoạch học tập, nội dung các học phần của tất cả các chuyên ngành đào tạo thuộc các hệ đại học, trung cấp (cả chính quy và vừa học vừa làm).

5. Quản lý hoạt động đào tạo trực tuyến của Nhà trường theo đúng quy định hiện hành.

6. Phối hợp các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy từng học kỳ; lập thời khóa biểu của từng học kỳ. Tổ chức giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo qua việc thực hiện các nội quy, quy chế, lịch trình giảng dạy, thời khóa biểu của các đơn vị và cá nhân theo nội dung chương trình đào tạo đã duyệt.

7. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hành, thực tập, thực tế chuyên môn cho các ngành đào tạo; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài trường chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác thực hành, thực tập, thực tế chuyên ngành; theo dõi, kiểm tra công tác thực hành, thực tập, thực tế chuyên ngành của người học và giảng viên theo đúng kế hoạch đã được duyệt.

8. Phối hợp với các đơn vị trong nhà trường sử dụng, cập nhật phần mềm quản lý đào tạo.

9. Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện quản lý kết quả học tập của người học.

10. Thực hiện các thủ tục để cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ theo phân công của Hiệu trưởng; Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định hiện hành.

11. Quản lý lưu trữ hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ sinh viên, điểm thi, hồ sơ tốt nghiệp và các tài liệu liên quan theo quy định; quản lý xác nhận điểm, giải quyết thủ tục hành chính có liên quan.

12. Thực hiện lập các báo cáo thống kê liên quan đến công tác đào tạo.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng giao và phối hợp thực hiện các công tác liên quan với các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường.

B. Liên kết đào tạo

1. Chủ trì tham mưu thực hiện công tác liên kết đào tạo trong vai trò Trường là đơn vị chủ trì đào tạo và Trường là đơn vị phối hợp đào tạo. Công tác liên kết đào tạo thực hiện theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của người học, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Nhà trường.

2. Phòng Quản lý đào tạo là đầu mối liên hệ với đối tác, chuẩn bị thủ tục, hồ sơ, các điều kiện đảm bảo yêu cầu trong hoạt động liên kết đào tạo.

3. Phối hợp quản lý và tổ chức hoạt động liên kết tuyển sinh, tổ chức đào tạo các trình độ với đơn vị liên kết tỏng cả nước theo đúng quy định hiện hành

4. Quản lý việc liên kết, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng đại học với các cơ sở giáo dục đào tạo khác trong nước; tổ chức và quản lý công tác Giáo dục Quốc phòng - An ninh và Giáo dục thể chất đối với đào tạo đại học chính quy.